Mô hình B2B (Business-to-Business) và B2C (Business-to-Consumer) là hai mô hình kinh doanh phổ biến trong thế giới kỹ thuật số. Tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt quan trọng về cách hoạt động và mục tiêu khách hàng. Bài viết này sẽ so sánh hai mô hình này và tìm hiểu vì sao chúng đặc trưng và quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay.
Tổng quát về sự khác nhau giữa 2 mô hình
Theo như tên gọi thì chúng ta cũng phần nào hiểu được đối tượng của 2 loại mô hình này. Nếu B2B (Business To Business) là hình thức kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp thì B2C (Business To Customer) lại là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Cụ thể về sự khác nhau giữa 2 mô hình
Đối tượng khách hàng
Khác biệt đầu tiên giữa B2B và B2C đó chính là đối tượng khách hàng. Khách hàng trong mô hình B2B là doanh nghiệp, công ty còn đối tượng trong mô hình B2C là khách hàng cá nhân. Ngoài ra, chứ C trong B2C còn là người tiêu dùng cuối cùng, nghĩa là nó bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để sử dụng.
Phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng giữa B2B và B2C là hoàn toàn khác nhau. Bán hàng cho các doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: sự đàm phán về giá cả, hình thức giao hàng, xác định quy cách và tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng thì không cần thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy, phương thức bán hàng B2C sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.
Quy trình mua bán
Quy trình mua hàng mô hình B2B sẽ nhiều bước lâu và phức tạp hơn. Bởi doanh nghiệp mua cần phải đánh giá, kiểm tra kỹ về sản phẩm/ dịch vụ nói riêng cũng như doanh nghiệp của người bán nói chung. Quyết định mua bán của các doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ dẫn dắt và dựa trên những giá trị kinh tế mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể mang lại.
Quy trình mua bán mô hình B2C đơn giản và ngắn hơn. Bởi người mua hàng chỉ cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng do sản phẩm dẫn dắt, nó thuộc về cảm xúc về nhu cầu, hoàn cảnh hoặc giá cả.
Yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp sẽ yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ cao hơn, vừa phải tốt, giá phải chăng, vừa phải phù hợp với thị trường và cũng vừa phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. Người tiêu dùng chỉ yêu cầu sản phẩm/ dịch vụ ở mức độ cơ bản và đơn giản hơn, sản phẩm/ dịch vụ chỉ cần chất lượng kèm mức giá tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng là được.